Sự kiện
SINH VIÊN KINH DOANH QUỐC TẾ CHẤT LƯỢNG CAO K55 VÀ 56 ĐI THĂM QUAN CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG HÒA PHÁT VÀ HỌC KỸ NĂNG MỀM
Ngày 21 tháng 4 năm 2016 Trung tâm ĐTTT, CLC và POHE phối hợp với V. TM & KTQT tổ chức cho sinh viên lớp KDQT_CLC_55 và KDQT_CLC_56 đi khảo sát doanh nghiệp và học kỹ năng mềm.
Doanh nghiệp mà 2 lớp đến thực tế lần này là Công ty Cổ phần năng lượng Hòa Phát, nằm trong khu công nghiệp huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Công ty CP Năng lượng Hòa Phát tiền thân là Công ty cổ phần Năng lượng Hiệp Sơn. Ngày 25/03/2008, Công ty đã khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất than cốc và Nhiệt điện Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tổng công suất thiết kế là 700.000 tấn than cốc thành phẩm/năm và công suất phát điện đạt 37MW. Nhà máy sản xuất than Coke và Nhiệt điện Hòa Phát hiện là nhà máy sản xuất lớn nhất tại Việt Nam, được đầu tư vào loại hiện đại nhất thế giới, với công nghệ sạch và an toàn cho môi trường. Sản lượng than cốc sản xuất ra được sử dụng làm nguyên liệu cho KLH và xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu, Nhật bản, Hàn quốc, Ấn Độ, Trung Đông. Đối với nhà máy điện sẽ duy trì sản lượng trung bình tháng đạt 26 triệu KW, tương đương một nhà máy thủy điện cỡ vừa. Nguồn điện này đủ cung cấp cho toàn bộ dây chuyền sản xuất than Coke và 35% – 40% cho toàn bộ Khu liên hợp Gang Thép Hòa Phát…
Hệ thống dây chuyền luyện than coke của Công ty Năng lượng Hòa Phát gồm 160 buồng lò công suất 700.000 tấn/năm. Phần nhiệt dư trong quá trình sản xuất than coke được thu hồi phục vụ cho nhà máy phát điện bao gồm 2 tổ máy với công suất thiết kế 37MW. Khí thải sau khi được thu hồi nhiệt, qua hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh mới xả ra ngoài không khí, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về khí thải. Hiện tại, nhà máy điện nhiệt dư đã đi vào hoạt động với tổng công suất phát điện 37MW, đáp ứng 100% điện tiêu thụ của Nhà máy sản xuất than coke và khoảng 40% nhu cầu điện sản xuất của toàn KLH.
Ảnh 1- Sinh viên thăm quan quy trình sản xuất than cốc
Ngoài việc tham quan dây chuyền luyện than cố và cảng vận chuyển, đoàn sinh viên 2 lớp KDQT_ CLC K55 và K56 còn được giao lưu với Ban Giám đốc và các k�� sư của công ty. Các bạn sinh viên đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến chuyên ngành như phương thức nhập xuất hàng hóa, áp lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập TPP, sản xuất với công tác bảo vệ môi trường…. Lãnh đạo công ty rất nhiệt tình và vui vẻ giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên, chia sẻ những thành tựu và cũng như những khó khăn của công ty.
Ảnh 2 – Ban lãnh đạo công ty cùng đoàn đi thăm quan cảng vận chuyển hàng
Kết thúc chuyến đi thực tế, sinh viên bước vào phần 2 của chương trình là tập huấn kỹ năng mềm.
Song song với các chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp, Trung tâm thường tổ chức tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên. Bên cạnh những kiến thức được truyền tải trên giảng đường đại học, những buổi học kỹ năng mềm sẽ cung cấp hành trang đa dạng cho sinh viên trong thực tê cuộc sống cũng như quá trình lập thân lập nghiệp tương lai. Chủ đề mà 2 lớp KDQT_ CLC K55 và K56 được học lần này là “Kỹ năng quản lý thời gian”. Đây là kỹ năng rất cần thiết trong thực tế đời sống hiện nay. Buổi học do PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai hướng dẫn. Với sự dẫn dắt nhiệt tình PGS, buổi học đã diễn ra rất hào hứng. Các bạn sinh viên đã hiểu rõ hơn về cách thức quản lý quỹ thời gian của mình để phục vụ tốt cho việc học tập và áp dụng trong đời sống cá nhân.
Ảnh 3 – Buổi học Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên KDQT_ CLC K55 và K56
Chuyến đi khảo sát doanh nghiệp và học kỹ năng mềm đã kết thúc tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với sinh viên 2 lớp KDQT_ CLC K55 và K56.
Một số hình ảnh của chuyến đi.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Nội bộ
Đoàn công tác Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thăm, động viên và kiểm tra tình hình học tập của sinh viên Viện Đào tạo TT, CLC & POHE khóa 65 đang học GDQP&AN tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
Lượt truy cập
Visit Today : |
Visit Yesterday : |